Mạng Vlan là gì và giải pháp quản lý hiệu quả

Mạng Vlan là gì và giải pháp quản lý hiệu quả

Hệ thống mạng cục bộ, mạng Lan doanh nghiệp, văn phòng đã quá quen thuộc với những ai hoạt động quản lý, giám sát hệ thống các thiết bị. Tuy nhiên, các hệ thống được nâng cấp hơn, đáp ứng yêu cầu công việc khác nhau cũng sẽ cần giải pháp riêng để tối ưu, dễ dàng quản lý hệ thống hơn. Mạng Vlan là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quản trị mạng doanh nghiệp, mà các quản trị viên cần hiểu để xây dựng và quản lý hiệu quả. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về mạng Vlan doanh nghiệp với đường truyền kết nối cáp quang ổn định.

Mạng Vlan là gì và giải pháp quản lý hiệu quả

Hiểu về mạng Vlan doanh nghiệp

Mạng lan cục bộ là hệ thống kết nối các thiết bị một cách thống nhất trên 1 miền, tối ưu đường truyền, chia sẻ dữ liệu mạng, sử dụng chung tài nguyên… tuy nhiên mạng Lan lại hạn chế kết nối cho phạm vi rộng. Mạng Vlan là một mô hình mạng LAN ảo, được tạo ra do các switch, đảm nhiệm các chức năng tương tự Lan tuy nhiên quy mô và vùng hoạt động lại rộng hơn.

Doanh nghiệp xây dựng mô hình mạng Vlan khi số lượng máy tính kết nối quá lớn, trên 200 thiết bị, số lượng người dùng truy cập quá tải. Mạng Vlan giải quyết tình trạng quá tải mạng Lan cơ bản, tăng tính bảo mật hệ thống mạng doanh nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng chung các ứng dụng trong 1 tên miền quảng bá… nâng cấp tính năng cho hệ thống mạng Lan thông thường.

Theo yếu tố kỹ thuật, có thể phân loại mạng Vlan thành 2 loại:

  • Mạng Vlan tĩnh – gắn các cổng switch vào 1 Vlan, thiết bị truy cập vào một mạng sẽ tự cập nhật nó là 1 Vlan.
  • Mạng Vlan động – sử dụng phần mềm của switch để đăng ký các cổng switch liên kết với Vlan tự động. Thiết bị kết nối với cổng với địa chỉ nguồn MAC để thực hiện quy trình kết nối, cập nhật Vlan.
Mạng Vlan là gì và giải pháp quản lý hiệu quả

Chuẩn bị thiết lập hệ thống mạng Vlan doanh nghiệp

Mạng Vlan được thiết lập giúp quản lý và nâng cao hiệu suất hoạt động của các thiết bị máy tính, mở rộng khả năng quản lý, sử dụng chung mạng và tài nguyên doanh nghiệp. Thiết lập hệ thống mạng Vlan cần có chiến lược xây dựng mô hình chi tiết, trang bị thiết bị đầy đủ cho các kết nối hiệu quả.

  • Trang bị thiết bị chuyển mạch, cấp dữ liệu nguồn – router, switch giúp quản lý các thiết bị mạng.
  • Phụ kiện dây cáp quang, cáp đồng, nhảy quang… truyền tải thông tin đường truyền ổn định. Xây dựng mô hình để tối ưu đường truyền phù hợp, giảm hao phí năng lượng, tài nguyên mạng với đường truyền quá dài.
  • Trang bị tủ rack, thiết bị hộp phối quang giúp tối ưu các kết nối, giảm thiểu các sự cố ảnh hưởng đến kết nối máy chủ, dễ dàng xác định được sự cố để xử lý. Giải pháp không thể thiếu trong phòng máy chủ, cho mạch mạng doanh nghiệp quy mô lớn.

Mạng Vlan cho phép tạo doanh nghiệp quản lý tối ưu dữ liệu mạng, tăng tính bảo mật, quản lý các thiết bị liên kết tốt hơn. Xây dựng các liên kết và mô hình mạng vlan phù hợp với đặc điểm thực tế của từng doanh nghiệp, số lượng thiết bị cần quản lý, mở rộng… trang bị đầy đủ thiết bị, phụ kiện hộp phối quang odf, tủ rack để quản lý hệ thống tốt nhất. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm, xây dựng mạng Vlan doanh nghiệp.

Admin

Admin