Cầu trục dầm đôi là gì? Cầu trục dầm đôi có ưu và nhược điểm gì?

Cầu trục dầm đôi là gì? Cầu trục dầm đôi có ưu và nhược điểm gì?

Thiết bị đã tạo được chỗ đứng vững chắc nhất trong lòng khách hàng không thể không nhắc đến dòng cầu trục nhà xưởng. Cung ứng trên thị trường Việt Nam là hai dòng sản phẩm nổi trội cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi với chất lượng tuyệt vời. Tuy vậy, nhiệm vụ của bạn là người tiêu dùng thông thái để lựa chọn được mẫu sản phẩm phù hợp nhất với túi tiền và nhu cầu sử dụng của mình. Hãy cùng đánh giá về dòng sản phẩm cầu trục dầm đôi trước khi lựa chọn nhé.

Cầu trục dầm đôi là gì?

Cầu trục dầm đôi còn có tên gọi khác là cầu trục hai dầm, cẩu trục dầm đôi, cẩu dầm đôi hay cẩu đôi. Là một trong những thiết bị hạ, nâng ngang, dọc sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Loại thiết bị nâng hạ này có kết cấu hai dầm với kích thước giống nhau, được đặt song song với nhau, liên kết với nhau vuông góc bằng bu long với dầm biên của cầu trục. Vì thế chúng có khả năng chịu được tải trọng như nhau. Nhìn chung, mặt cắt tiết diện tương đối giống với dầm cầu trục đơn. Quy trình chế tạo cũng có các kích thước giống nhau trong một quy trình khép kín của phòng sản xuất.

Cầu trục dầm đôi thường sử dụng phổ biến nhất ở đâu?

Cầu trục dầm đôi là sản phẩm được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Đặc biệt hữu dụng đối với:

  • Các nhà máy sản xuất thép
  • Nhà máy sản xuất bê tông
  • Các ngành công nghiệp nặng đóng tàu
  • Công nghiệp thủy điện
  • Công nghiệp nhiệt điện
  • Công nghiệp sản xuất kết cấu hạng nặng…

Các bộ phận của cau truc dam doi

Cấu tạo của dầm đôi cầu trục bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

  • 2 dầm chính liên kết với 2 dầm biên tạo thành khung cứng
  • Sàn công tác
  • Xe con di chuyển dọc cầu trục
  • Pa lăng tời điện
  • Cụm hạn chế di chuyển của xe con
  • Hệ dây dẫn điện và điều khiển cầu trục
  • Hệ thống di chuyển cầu trục dọc nhà xưởng

Kết cấu của cầu trục dầm đôi

Kết cấu của cầu trục dầm đôi rất đa dạng. Thiết bị có thể sử dụng dầm tổ hợp hàn, dầm thép cán nóng hoặc dạng dàn, hay có thể là tổ hợp của tất cả các kết cấu. Nhưng đều phải đảm bảo dầm chịu lực cao (dầm chính) là 2 dầm có ray di chuyển được đặt ở phía trên đỉnh dầm. Hệ thống palăng như tời nâng, xe con được đặt ở phía trên của hệ ray và di chuyển dọc dầm này.

Review ưu nhược điểm của cầu trục dầm đôi

Review về ưu điểm

  • So với cầu trục dầm đơn, cầu trục đôi được thiết kế với 2 dầm. Vì thế thiết bị có kết cấu rất chắc chắn, cứng vững, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
  • Vận hành êm dịu, khả năng nâng tải và khẩu độ rất lớn. Sản phẩm có thể đạt tải trọng nâng lên đến 500 tấn, khẩu độ lên đến 50m
  • Có thể làm việc trong cường độ liên tục mà không lo quá tải
  • Làm việc hiệu quả trong mọi môi trường khắc nghiệp khác nhau. Có thể chịu được nhiệt độ cao, nhiều bụi hay hóa chất ăn mòn.

Review về nhược điểm

Tuy có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn cầu trục đơn. Tuy nhiên, nhược điểm của cầu trục dầm đôi là chi phí đầu tư ban đầu khá cao so với cầu trục đơn cùng tải trọng.

Như vậy với những đánh giá trên đây, hy vọng quý vị đã hiểu rõ tường tận về dòng sản phẩm cầu trục dầm đôi để có sự lựa chọn tốt nhất khi sử dụng thiết bị trong nhà xưởng của mình.

Tham khảo thêm:
https://www.standrivel.com/%ef%bb%bfcau-truc-5-tan-la-gi-co-may-loai/

Admin

Admin